Nếu không xây dựng thực đơn đúng cách trẻ có thể gặp phải những vấn đề dinh dưỡng ở độ tuổi này như:
+ Suy dinh dưỡng: Là trạng thái thiếu năng lượng, thiếu đạm và các vi chất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tâm thần của trẻ
+ Thừa cân, béo phì: Do năng lượng cung cấp nhiều hơn năng lượng tiêu hao, khiến tỷ lệ mỡ tích trữ trong cơ thể vượt mức bình thường.
+ Biếng ăn: Có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như bệnh lý, thức ăn đơn điệu khiến bé thấy chán ăn, do ảnh hưởng của thuốc hoặc bắt nguồn từ yếu tố tâm lý – bé không thoải mái khi ăn, bé sợ ăn vì bị ép…
+ Chậm tăng chiều cao: Trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng độ tuổi, khiến trẻ thấp hơn bạn bè đồng trang lứa.
Nhu cầu năng lượng của trẻ mẫu giáo, mầm non

Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non.

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ 3 – 5 tuổi (theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO).
Ngoài ra, trẻ cũng cần được uống đủ nước (khoảng 1.6 – 2 lít/ngày).
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp để bé phát triển chiều cao và cân nặng một cách tốt nhất. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ độ tuổi mầm non cần hoạt động thể lực cường độ vừa trở lên bằng các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, chạy, chơi đuổi bắt… ít nhất 60 phút/ngày.